dy1
English
Tiếng Việt

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA

Cập nhật: 19/06/2015
Lượt xem: 51247

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN

DO TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA

Cập nhật ngày  30   /12    /2009

I. Định nghĩa:

Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng chảy máu do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản hoặc dạ dày  hoăc; là một cấp cứu nội – ngoại khoa.

II. Chẩn đoán:

1. Lâm sàng:

-        Tiền sử xơ gan, xuất huyết tiêu hóa.

-        Nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

-        Các triệu chứng lâm sàng thiếu máu cấp tính, shock giảm thể tích tuần hoàn.

-        Các triệu chứng lâm sàng xơ gan.

2. Xét nghiệm: cấp

-        Công thức máu ngoại biên: HC, Hb, TC, BC.

-        Đông máu cơ bản: PT%.

-        Sinh hóa máu: Billirubin TP, AST, ALT, glucose, ure, creatinin, điện giải đồ.

-        Nội soi thực quản dạ dày cấp.

3. Chẩn đoán xác định:

Nội soi thực quản dạ dày phát hiện vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày.

4. Chẩn đoán phân biệt: Các xuất huyết tiêu hóa cao khác do:

-        Loét dạ dày tá tràng.

-        Rách tâm vị chảy máu (hội chứng Mallory-Weiss).

-        Dị dạng mạch.

-        Polyp thực quản dạ dày chảy máu.

-        Chảy máu đường mật.

-        Ho ra máu.

 

 

III. Điều trị:

1. Nguyên tắc điều trị:

-        Bồi phục khối lượng tuần hoàn, chống shock.

-        Nội soi thực quản dạ dày có can thiệp cầm máu.

-        Phòng ngừa các biến chứng: Nhiễm trùng dịch cổ trướng, hội chứng gan thận, tiền hôn mê gan.

2. Điều trị cụ thể:

-         Đặt đường truyền tĩnh mạch, để đầu thấp , thở oxy

-         Nội soi cầm máu càng sớm càng tốt.

-         Truyền khối hồng cầu nếu có thiếu máu

-         Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa:

+     Somatostatin: bolus 250 µg tiêm tĩnh mạch,  sau đó truyền TM liên tục 3 mg/ 12h hoặc

+        Octreotide (sandostatin): bolus 50 µg tiêm TM, đồng thời truyền tĩnh mạch liên tục 25µg/h (tương đương 3 ống 100 µg/ 12h).

Truyền TM liên tục từ 48h – 5 ngày, nếu phân vàng, ngừng truyền. Nếu sau 5 ngày còn chảy máu cũng nên dừng truyền do không có hiệu quả.

+     Terlipressin (glypressin): tiêm TMC 1mg mỗi 6 giờ. Tiêm TM liên tục từ 48h – 5 ngày, nếu phân vàng, ngừng truyền.

-         Kháng sinh đường ruột: ciprobay 0,5 g ´ 2viên /ngày dùng 7 ngày, flagyl,  neomycin, viên uống  nếu bệnh nhân còn uống được. Nếu không có thể dùng kháng sinh dự phòng đường tiêm.

-         Lactulose đường uống 20 – 50 g/ 24 giờ hoặc thụt tháo

-         Duy trì huyết áp bằng dịch truyền

-         Theo dõi, huyết động, nước tiểu, tinh thần

-         Nếu điều trị nội khoa thất bại, TIPS, hoặc  phẫu thuật nối cửa – chủ

3. Điều trị duy trì:

-         Ngay khi BN ngừng chảy máu, kết hợp điều trị giảm ALTMC bằng chẹn beta giao cảm không chọn lọc liều khởi đầu 20 mg tăng dần cho tới khi nhịp tim giảm 25 % . Có thể phối hợp chẹn beta giao cảm không chọn lọc với isosorbid mononitrate. Tuy nhiên không dùng isosorbid mononitrate đơn thuần vì không có tác dụng.

-         Nội soi thắt TMTQ lại sau 14 – 21 ngày dự phòng nguy cơ chảy máu lại Tiến hành thắt TM thực quản cho tới khi không còn khả năng thắt được. Sau đó cứ 3-6 tháng nội soi kiểm tra lại để thắt nếu có các búi giãn xuất hiện.

-         Trong trường hợp có giãn tĩnh mạch vùng tâm vị các búi giãn này liên tục với các búi của TM thực quản, tiến hành tiêm histoacryl tại búi giãn vùng tâm vị, sau  đó tiến hành thắt triệt để các búi giãn tại thực quản.

-         Bổ sung các yếu tố tạo máu acid folic, vitamin B12, sắt (chỉ dùng khi xuất huyết tiêu hóa đã ổn định).

IV. Theo dõi và tái khám:

1. Các chỉ số cần theo dõi:

-        Mạch, huyết áp.

-        Công thức máu: HC, Hb, TC, BC.

-        Đông máu cơ bản: PT%.

-        Sinh hóa máu: Albumin, billirubin TP/TT, AST, ALT, GGT, aFP, glucose, ure, creatinin, điện giải đồ.

-        Nếu đang điều trị thuốc ức chế virus: HbeAg, antiHBe, định lượng HBV DNA mỗi 3 – 6 tháng.

-        Siêu âm bụng.

-        Soi thực quản dạ dày xét thắt TMTQ dự phòng hoặc tiêm xơ TMPV.

2. Thời gian tái khám:

-         Nội soi thắt TMTQ lại sau 14 – 21 ngày dự phòng nguy cơ chảy máu lại Tiến hành thắt TM thực quản cho tới khi không còn khả năng thắt được. Sau đó cứ 3-6 tháng nội soi kiểm tra lại để thắt nếu có các búi giãn xuất hiện.

V. Tài liệu tham khảo:

GARCIA-TSAO ET AL. AASLD PRACTICE GUIDELINES. Prevention and Management of Gastroesophageal Varices and Variceal Hemorrhage in Cirrhosis. HEPATOLOGY, Vol. 46, No. 3, 2007: P 923-938.


Tạp chí trong nướcXem tất cả
   

TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM
Địa chỉ: 68A Phố Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024. 3 943 9323
Email: vanphongtonghoiyhoc@gmail.com - Website: tonghoiyhoc.vn              
 
DMCA.com Protection Status
   

Đang online:
4
Tổng số truy cập:
10.871.379
Bản quyền 2015 thuộc về Tonghoiyhoc.vn
Website được thiết kế bởi Tất Thành