Việc điều trị viêm xoang có thể theo phương pháp tây y hoặc đông y, trường hợp viêm cấp bội nhiễm cần được chẩn đoán và điều trị tích cực để tránh biến chứng và tránh gây viêm xoang mạn sau này. Viêm xoang mạn, viêm mũi dị ứng cần điều trị lâu dài, trường hợp này thuốc đông dược có ưu thế nhất định.
1. Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót trong xoang. Các xoang cạnh mũi gồm có 8 xoang: 4 xoang bên trái và 4 xoang bên phải mỗi bên mũi, gồm xoang trán, xoang sàng (sàng trước, sàng sau), xoang hàm và xoang bướm. Các xoang được lót bởi lớp niêm mạc lông chuyển, niêm mạc xoang liên tiếp với niêm mạc hốc mũi. Lớp lót này bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vi trùng và virus nhờ vào các men kháng khuẩn luôn luôn hiện diện trong dịch tiết xoang.
Chức năng của các xoang :
-
- Làm ẩm không khí trước khi vào phổi bởi lớp niêm mạc lót.
-
- Sưởi ấm không khí trước khi vào phổi.
-
- Làm nhẹ trọng lượng khối xương đầu mặt.
-
- Giảm sự gia tăng đột ngột áp suất trong mũi.
-
- Cộng hưởng âm thanh, giọng nói
Sinh lý học:
Có 3 yếu tố chủ yếu trong sinh lý bình thường của các xoang là: độ thông thoáng của lỗ thông khe, chức năng lông chuyển và chất lượng của sự chế tiết nhầy.
Lông chuyển phải có dịch vừa phải để hoạt động bình thường.
Sinh bệnh học:
Đầu tiên là phù nề lớp niêm mạc quanh lỗ thông tự nhiên. Sự tắc nghẽn lỗ thông xoang tạo ra sự kém thông khí ở các xoang bị ảnh hưởng, khi chức năng lông chuyển bị rối loạn, lớp phủ nhầy không hoạt động bình thường, yếu tố đề kháng tại chỗ bị giảm, dịch tiết bị ứ lại.
Tầm quan trọng của thiếu oxy,
Làm giảm chức năng nhầy lông chuyển và ứ đọng chất tiết nhầy
Tắc nghẽn lỗ thông xoang tạo ra giảm oxy, rối loạn chức năng lông chuyển và ứ đọng chế tiết nhầy
Nguyên nhân gây viêm xoang
-
- Các nguyên nhân tại chỗ và yếu tố môi trường:
Các yếu tố tại chỗ, tại vùng tạo ra sự xâm nhập thứ phát của vi trùng vào trong xoang có liên quan đến sự suy giảm chức năng vận chuyển nhầy lông chuyển. Hít không khí lạnh và khô có thể làm suy giảm chức năng nhầy lông chuyển và đưa tới viêm xoang.
Đa số nguyên nhân tại vùng tạo ra viêm xoang mưng mủ là nhiễm trùng chóp răng, hoặc các nguyên nhân tại chỗ như chấn thương, bệnh lý vách ngăn, hẹp cửa mũi sau, phù nề thứ phát sau nhiễm trùng đường hô hấp dưới, chấn thương áp lực (thay đổi áp suất trong quá trình du lịch bằng máy bay, bơi lội hoặc lặn cũng có thể tạo ra phù nề của lỗ thông khe), và bơi lội trong môi trường nước ô nhiễm. Polyp mũi, dị vật mũi, khối u mũi, hội chứng bất động lông chuyển hoặc rối loạn vận động của lông chuyển.
-
- Các yếu tố toàn thân tạo thuận lợi
Tình trạng suy nhược như kém dinh dưỡng, dùng corticoid dài ngày, tiểu đường không kiểm soát, hóa trị liệu hoặc dị ứng, suy giảm chuyển hóa.
Viêm xoang cũng có thể là biểu hiện một tình trạng suy giảm miễn dịch huyết thanh nghiêm trọng như thiếu IgG (sự thiếu này nên được xem xét ở tất cả các trường hợp viêm xoang tái phát).
Do đó điều quan trọng trong xử trí viêm xoang tái phát là giải quyết các yếu tố thuận lợi.
Phân loại
-
- Viêm xoang mưng mủ cấp:
Là quá trình nhiễm trùng ở xoang kéo dài từ 1 ngày đến 4 tuần.
- Các triệu chứng khởi phát đột ngột.
- Thời gian nhiễm trùng có giới hạn.
- Tự khỏi hoặc khỏi do điều trị.
- Ít hơn 4 lần mỗi năm.
Xử trí viêm xoang cấp chủ yếu là điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa hiếm khi cần đến.
-
- Viêm xoang mưng mủ bán cấp: là nhiễm trùng xoang kéo dài từ 4 tuần đến 12 tuần. Quá trình thường có thể phục hồi. Chỉ định điều trị nội khoa.
-
-
- Viêm xoang cấp tái phát: bệnh nhân có hơn 1 lần bệnh/năm với sự phục hồi hoàn toàn giữa các cơn, tối đa 4 cơn/năm.
-
-
- Viêm xoang mưng mủ mạn: khi viêm xoang kéo dài 3 tháng, chủ yếu là do viêm xoang cấp được xử trí không thích hợp hoặc điều trị không đầy đủ. Quá trình này không thể phục hồi. Điều trị ngoại khoa được chỉ định: giải quyết thông khí và dẫn lưu xoang là để giải quyết các triệu chứng của viêm xoang mạn.
-
Triệu chứng
Điều trị
Điều trị nội khoa
-
- Kháng sinh: Dùng điều trị nội khoa viêm xoang cấp.
-
- Thuốc co mạch tại chỗ và co mạch toàn thân có lợi và tạo thuận lợi cho sự oxy hóa và dẫn lưu mủ trong xoang bằng cách giảm phù nề niêm mạc lỗ thông khe.
-
- Thuốc chống dị ứng nên dùng ở bệnh nhân mà dị ứng được xem như là yếu tố thuận lợi cho viêm xoang.
-
- Thuốc giảm đau để kiểm soát đau.
-
- Thuốc tan đàm có lợi ở vài bệnh nhân khi chất xuất tiết dầy.
-
- Corticosteroid: dạng xịt mũi làm giảm hiện tượng viêm, thường dùng trong xử lý polyp mũi.
Các phương pháp điều trị không dùng thuốc
-
- Khí dung.
-
- Làm ẩm môi trường.
-
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
-
Mục đích của các phương pháp này là làm mềm vẩy và làm ẩm niêm mạc.
Điều trị ngoại khoa: tạo thuận lợi cho sự dẫn lưu của xoang bị bệnh và lấy đi niêm mạc bị bệnh. Điều này đồi hỏi phải làm khẩn cấp khi có các biến chứng hoặc khi đau dữ dội, hoặc khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa thích hợp.
-
- Chọc rửa xoang: lấy đi mủ từ xoang bị bệnh và tạo thuận lợi cho sự thông khí của xoang.
-
- Phẫu thuật nội soi mũi xoang: cho phép phục hồi sự thanh lọc nhầy lông chuyển và thông khí qua lỗ thông tự nhiên
-
- Phẫu thuật xoang kinh điển: là lấy đi toàn bộ niêm mạc xoang (chỉ dùng trong trường hợp không thể bảo toàn niêm mạc xoang).
2. Viêm mũi dị ứng (VMDƯ):
Số người mắc bệnh dị ứng đường hô hấp được phát hiện ngày càng nhiều. Tại Việt Nam có khoảng 10 triệu người mắc bệnh VMDƯ, thường gặp ở lứa tuổi từ 10-30 tuổi. tuy nhiên để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang dị ứng (do hốc mũi và xoang thông với nhau và được bao phủ bởi cùng một lớp niêm mạc, cho nên thường dùng thuật ngữ viêm mũi xoang dị ứng ) gặp nhiều khó khăn vì viêm mũi xoang dị ứng thường kèm theo bội nhiễm do đó việc chẩn đoán phân biệt giữa viêm mũi xoang dị ứng và viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn cũng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra cần phân biệt giữa viêm mũi dị ứng với viêm mũi vận mạch, hiện tượng dị ứng và VMDƯ…
Viêm mũi xoang dị ứng cũng như các bệnh dị ứng khác là những bệnh miễn dịch, xuất hiện do những chất dị nguyên có trong môi trường sống của người bệnh. Hệ miễn dịch của bệnh nhân phản ứng bằng kháng thể và có nhiều hoạt chất trung gian được giải phóng, những chất trung gian này chính là những chất kích thích niêm mạc mũi xoang gây ra những triệu chứng dị ứng như sau:
Các chất trung gian hóa học |
Triệu chứng gây ra |
Histamin |
Ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa tai. |
Prostaglandin |
Viêm mũi, phù nề, sung huyết |
leukotrienes |
Chảy nước mũi, ngạt mũi, viêm |
Như vậy viêm mũi xoang dị ứng không phải là một bệnh lâm sàng thông thường mà là một bệnh miễn dịch. Để chẩn đoán cần phải dựa vào các bước sau:
-
- Xác định được chất gây dị ứng là các nguyên nhân gây bệnh.
-
- Chứng minh được cơ chế miễn dịch của bệnh VMDƯ.
VMDƯ là biểu hiện tại chỗ ở mũi của bệnh dị ứng toàn thân do niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh (dị nguyên), khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên thì gây nên phản ứng quá mẫn mà biểu hiện tại chỗ là niêm mạc hốc mũi. Triệu chứng dị ứng tái diễn không có qui luật, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên là bệnh xuất hiện.
Nguyên nhân: gây bệnh phức tạp thường có liên quan tới các yếu tố sau
- Cơ địa nhạy cảm: gia đình có bố hoặc mẹ bị dị ứng hoặc trong phả hệ có người bị dị ứng thì tỷ lệ mắc bệnh này ở con cái họ tới 65%.
- Do tiếp xúc với dị nguyên: ngoại sinh và nội sinh.
Dị nguyên ngoại sinh
Dị nguyên ngoại sinh không nhiễm trùng như:
-
- Bụi nhà, đường phố, thư viện: thâm nhập qua đường hô hấp như hít phải bụi nhà ( trong bụi nhà có những con bọ nhà nhỏ li ti là thủ phạm gây nên dị ứng ).
-
- Biểu bì, vảy da, lông súc vật : lông mèo (có dính protein trong nước dãi mèo gây dị ứng).
-
- Phấn hoa, lông vũ, nấm mốc, thuốc, côn trùng.
-
- Dị nguyên là thực phẩm: dị nguyên xâm nhập qua đường tiêu hóa như ăn tôm, cua, sữa, trứng gà.
-
- Thuốc: aspirin và một số thuốc khác có thể gây nên dị ứng.
-
- Hóa chất, khói thuốc lá, sơn, hóa chất, mỹ phẩm…
Dị nguyên ngoại sinh gây nhiễm trùng: vi khuẩn, virus.
Dị nguyên nội sinh: là những dị nguyên hình thành ngay trong cơ thể. Protein của cơ thể trong những điều kiện nhất định trở thành protein “lạ” với cơ thể.
-
- Yếu tố nhiễm trùng: cơ thể dị ứng với độc tố của vi khuẩn ở những ổ viêm nhiễm mạn tính, nhiễm trùng ở mũi họng, miệng, sâu răng, viêm lợi…
-
- Yếu tố môi trường khí hậu: những thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm kích thích niêm mạc mũi tạo điều kiện cho VMDƯ xuất hiện
-
- Yếu tố dị hình về cấu trúc giải phẫu: như vẹo, gai vách ngăn mũi trở thành gai kích thích làm bệnh phát sinh.
Phân loại VMDƯ: VMDƯ được chia làm hai loại: VMDƯ quanh năm và VMDƯ mùa.
-
- VMDƯ mùa: thường mắc bệnh vào mùa xuân và mùa hè với thời gian dài ngắn khác nhau. Gần như thành qui luật các bệnh nhân này xuất hiện bệnh vào cùng thời điểm trong các năm tiếp theo, các dị nguyên gây bệnh đa số là phấn hoa hoặc nấm xuất hiện theo mùa thâm nhập qua đường không khí vào mũi, họng.
-
- VMDƯ quanh năm: đa số dị nguyên thâm nhập đường không khí, một số thâm nhập vào bệnh nhân theo đường tiêu hóa (bắt nguồn từ thực phẩm và lương thực đặc biệt là nấm, thuốc tân dược). Nếu qua cơn dị ứng bệnh nhân hắt hơi ít hơn, sổ mũi ít hơn nhưng lại ngạt mũi thường xuyên, niêm mạc mũi dần biến đổi từ màu hồng thành tái nhợt, phù nề cuối cùng thoái hóa thành polip.
Triệu chứng VMDƯ:
VMDƯ khởi phát bệnh đột ngột, bệnh nhân bị ngứa mũi, cổ, mắt, da ống tai ngoài, tiếp theo là cơn hắt hơi liên tục, kèm theo ngạt mũi và chảy dịch trong. Ở trẻ em có khi không có hắt hơi, mà chỉ có ngạt mũi và chảy nước mũi trong, thường kèm theo các triệu chứng về tiêu hóa như trướng bụng, tiêu chảy. Ở người cao tuổi có thể chỉ chảy nước mũi.
Cơ năng thường có 3 triệu chứng chính: ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong nhiều
Thực thể: khám hốc mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề, có các đám nhỏ màu tím.
Điều trị bệnh VMDỨ:
Cần điều trị liên tục: mục đích giảm hiện tượng viêm và kiểm soát triệu chứng dị ứng.
-
- Giải quyết tác nhân gây bệnh: điều trị nguyên nhân, các biện pháp loại bỏ dị nguyên bằng cách thay đổi nơi ở, nơi làm việc, thay đổi chế độ ăn, loại bỏ các thực phẩm gây bệnh dị ứng.
-
- Miễn dịch liệu pháp: đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác dị nguyên đặc hiệu (đúng dị nguyên gây bệnh cho bệnh nhân), rồi tiêm vào cơ thể bệnh nhân những dung dịch dị nguyên với nồng độ tăng dần đã mang lại kết quả khả quan. Thời gian điều trị để có kết quả cần 3 - 5 năm. Kết hợp sử dụng các thuốc kích thích miễn dịch.
-
- Phương pháp ức chế hình thành kháng thể dị ứng: dùng corticoid, phóng xạ…
-
- Điều trị triệu chứng – giảm mẫn cảm không đặc hiệu nhằm mục đích vô hiệu hóa các hoạt chất trung gian bằng các thuốc kháng histamin, thuốc cường giao cảm … kết hợp một số biện pháp điều trị tích cực, tăng cường sức đề kháng của cơ thể như : thể dục thể thao, tắm nước lạnh, xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc tăng sức đề kháng (vitamin C). Kháng sinh chỉ dùng khi có hiện tượng bội nhiễm. Khi điều trị nội khoa không có kết quả cần có sự can thiệp về phẫu thuật (có tác dụng giảm các gai kích thích tại chỗ như mổ chỉnh vách ngăn, cắt polyp).
-
Việc điều trị viêm xoang có thể theo phương pháp tây y hoặc đông y, trường hợp viêm cấp bội nhiễm cần được chẩn đoán và điều trị tích cực để tránh biến chứng và tránh gây viêm xoang mạn sau này. Viêm xoang mạn, viêm mũi dị ứng cần điều trị lâu dài, trường hợp này thuốc đông dược có ưu thế nhất định.
Một số loại thuốc chữa viêm xoang bằng thuốc dạng viên nang cứng tiện dụng, nguồn gốc từ dược liệu có thể mang lại hiệu quả tốt, an toàn.
Trong bài thuốc này Thương nhĩ tử khu phong tán hàn, tuyên thông tị khiếu; phối hợp với Tân di có tác dụng thông mũi chống dị ứng; Phòng phong, Bạch truật có tác dụng tăng sức đề kháng, kháng viêm, Bạc hà tán phong chống cảm cúm, thong mũi; Bạch chỉ thông mũi giảm đau.
Thương nhĩ tử : Có tác dụng trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Chủ trị: Đau khớp, chân tay tê dại co rút; viêm mũi, viêm xoang; mụn nhọt, mẩn ngứa.
|
|
Tân di hoa : Có tác dụng trừ phong tán hàn, thông khiếu. Dùng điều trị nhức đầu, tắc mũi, viêm xoang. |
|
Phòng phong: Có tác dụng khu phong giải biểu, trừ thấp, chỉ thống. |
|
Bạch truật : Có tác dụng bổ tỳ ích khí. Thường dùng như vị thuốc bổ bồi dưỡng. |
|
Hoàng kỳ : Có tác dụng giải độc, tiêu viêm, bổ khí. Các nhà khoa học cho rằng Hoàng kỳ tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy sự hình thành kháng thể. |
|
Bạc hà: Thường dùng trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, thông mũi, đau họng. |
|
Bạch chỉ : Có tác dụng khu phong, chỉ thống, hoạt huyết, kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm. Dùng điều trị cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu, viêm xoang. |
|
ST