dy1
English
Tiếng Việt

Vai trò của nội soi ổ bụng trong chuẩn đoán và điều trị chấn thương bụng kín

Cập nhật:
Lượt xem:
Phẫu thuật nội soi (PTNS) là một tiến bộ của y học, là thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại. Nó mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và xã hội: ít đau hơn, sớm ra viện, sớm trở lại cuộc sống bình thường, sẹo mổ nhỏ, đẹp, ít biến chứng xa ….
 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay số lượng tai nạn đang gia tăng nhanh đặc biệt tai nạn giao thông, đây là vấn đề nghiêm trọng không chỉ mang tính quốc gia mà mang tính toàn cầu. Chấn thương nói chung, chấn thương bụng kín (CTBK) nói riêng theo đó cũng gia tăng trở nên gánh nặng chung cho bệnh viện và toàn xã hội.

Trong cấp cứu bụng nói chung, trong cấp cứu chấn thương bụng nói riêng nhiều khi bác sỹ ngoại khoa trong một khoảng thời gian ngắn, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng tối thiểu cần ra một chỉ định mổ hay không. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại người cố gắng tìm các biện pháp mới để chẩn đoán chính xác hơn, nhanh hơn, nhằm tránh mổ muộn đồng thời giảm thiểu số mổ không cần thiết. Nhưng đến nay ngay cả khi có đầy đủ các thăm dò hiện đại như X quang, siêu âm, CT, MRI… cũng không dễ quyết định được mở bụng hay không do các biện pháp đã nêu vẫn chỉ đánh giá gián tiếp tổn thương.

Nhiều tác giả nhận thấy 10 - 66% trường hợp tử vong trong CTBK là do chẩn đoán chậm dẫn đến mổ muộn hoặc chẩn đoán sai dẫn đến sai về kỹ thuật. Vì thế đã có khá nhiều ca mổ mang tính chất thăm dò kiểm tra hoặc chỉ can thiệp tối thiểu. Đối với những trường hợp như vậy người ta có thể sử dụng nội soi ổ bụng (NSOB) như một biện pháp chẩn đoán có độ chính xác cao do nhìn được trực tiếp tổn thương đồng thời cũng là một cách điều trị thương tổn hữu hiệu nhưng lại ít xâm hại nhất.

Phẫu thuật nội soi (PTNS) là một tiến bộ của y học, là thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại. Nó mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và xã hội: ít đau hơn, sớm ra viện, sớm trở lại cuộc sống bình thường, sẹo mổ nhỏ, đẹp, ít biến chứng xa …. Chính vì vậy, tuy mới ra đời trong vài thập niên gần đây nhưng PTNS đã phát triển rất nhanh chóng cả về chiều sâu và chiều rộng.

Việt Nam cũng đã nhanh chóng tiếp thu và phát triển kỹ thuật tiên tiến này. Hiện nay ở các trung tâm lớn đều đã triển khai PTNS trên nhiều lĩnh vực đặc biệt PTNS ổ bụng=. Các bác sĩ Việt Nam cũng đã thực hiện các phẫu thuật: cắt túi mật, cắt nang gan, nang thận, lấy sỏi ống mật chủ, cắt tử cung, phần phụ, cắt ruột thừa, cắt đại tràng, tạo hình tâm vị…Tuy nhiên cho đến nay việc áp dụng PTNS chẩn đoán và điều trị CTBK còn khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Chúng tôi thực hiện bài viết này nhằm mục đích.

Tổng quan phát triển và ứng dụng PTNS vào chẩn đoán và điều trị CTBK trên thế giới và tại Việt Nam. Tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm, chỉ định, chống chỉ định của phương pháp.
 
 2. SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PTNS

Ý tưởng nội soi có từ thời Hipocrates khi người ta sử dụng dụng cụ thăm khám trực tràng, âm đạo nhìn trực tiếp bằng mắt thường không có chiếu sáng. Nhưng việc không đưa được ánh sáng vào vùng soi đã ngăn cản sự phát triển ngành nội soi hơn 2000 năm. Nội soi sau đó phát triển nhờ đưa được ánh sáng vào ổ bụng.

Năm 1901 George Kelling đã sử dụng ống nội soi bàng quang để soi vào ổ bụng chó khai sinh khái niệm NSOB.
1910 Hans Christian Jacobaeus thông báo trường hợp đầu tiên NSOB trên người mở ra kỷ nguyên PTNS ổ bụng.
Đến thập niên 50-60 với cuộc cách mạng về kỹ thuật là dùng ống soi có thấu kính hình que và dẫn truyền ánh sáng lạnh từ ngoài vào cho  những hình ảnh rõ hơn, đẹp hơn, tránh bỏng tạng do đèn đốt nóng, người ta áp dụng NSOB rộng rãi hơn.

Suốt trong thập kỷ 60 (1963, 1965, 1970) Heselson.J là người liên tục đưa ra các kết quả nghiên cứu sử dụng NSOB chẩn đoán máu ổ bụng, chấn thương tạng, thủng phúc mạc trong vết thương bụng. Tác giả nhận xét biện pháp này an toàn, chính xác, kinh tế vì rút ngắn thời gian nằm viện hơn nữa nó còn làm giảm bớt tỷ lệ mở bụng thăm dò.[62]

Tuy nhiên NSOB cũng chỉ dừng ở mục đích thăm dò chẩn đoán chưa thể can thiệp điều trị được vì các bác sỹ vẫn phải nhìn trực tiếp bằng mắt thường và chưa có các dụng cụ phẫu thuật qua nội soi. Kurt Semm được coi là người có công lớn trong việc tìm tòi, sáng chế các dụng cụ dùng trong nội soi tương tự như mổ mở: pince, kéo, dao điện…bản thân ông cũng thực hiện một số thao tác đơn giản như sinh thiết, gỡ chỗ dính…[2]

Thập niên 70 tiếp theo là thời kỳ ra đời của các phương tiện thăm dò không sang chấn (siêu âm, chụp CT) cho kết quả chính xác về dịch ổ bụng cũng như tổn thương tạng, NSOB chẩn đoán  tạm thời bị lãng quên.

Đến giữa  những năm 80 (1985) với sự ra đời của camera điện tử, số hoá, hình ảnh được đưa lên màn hình rõ nét là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy kỹ thuật nội soi phát triển. Bắt đầu từ ca mổ cắt túi mật nội soi thành công năm 1987 của Philippe Mouret ở Lyon, PTNS thực sự bùng nổ.

Cùng với sự phát triển, cải tiến không ngừng các dụng cụ mổ, PTNS liên tục phát triển với tốc độ nhanh chóng, thay đổi đáng kể bộ mặt kỹ thuật mổ xẻ hiện đại. Chỉ trong vòng 20 năm từ phẫu thuật sơ khai cắt túi mật, cắt ruột thừa đến nay người ta có thể thực hiện những phẫu thuật phức tạp nhất như cắt gan, cắt dạ dày, cắt khối tá tụy… PTNS đã can thiệp tới hầu hết các tạng, chiếm tỷ lệ cao trong số các phẫu thuật nói chung. Tuy nhiên sử dụng nội soi trong cấp cứu bụng nói chung trong CTBK nói riêng được ứng dụng muộn hơn, ngay cả các trung tâm phẫu thuật lớn ở các nước phát triển trên thế giới cũng mới chỉ áp dụng trong những  năm gần đây. Link đầy đủ
Theo Hội phẫu thuật Nội soi
Tạp chí trong nướcXem tất cả
   

TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM
Địa chỉ: 68A Phố Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024. 3 943 9323
Email: vanphongtonghoiyhoc@gmail.com - Website: tonghoiyhoc.vn              
 
DMCA.com Protection Status
   

Đang online:
27
Tổng số truy cập:
10.711.057
Bản quyền 2015 thuộc về Tonghoiyhoc.vn
Website được thiết kế bởi Tất Thành